PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG CHÀ
TRƯỜNG PTDTBT THCS HỪA NGÀI
Số: 68 /KH-THCSHN
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hừa Ngài, ngày 11 tháng 5 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG PTDTBT THCS HỪA NGÀI
GIAI ĐOẠN 2021-2026 TẦM NHÌN 2030
Trường THCS Hừa Ngài được thành lập từ ngày 29/07/2001 theo Quyết định 591/QĐ-UB của UBND huyện Mường Lay đến ngày 06/06/2011 nhà trường được đổi tên thành trường PTDTBT THCS Hừa Ngài trực thuộc phòng GD&ĐT Mường Chà. Trong năm học 2017-2018 quy mô nhà trường có 12 lớp với 334 học sinh. Trong những năm học vừa qua nhà trường đã không ngừng phát triển và ổn định cả về số lượng và chất lượng, năm học 2020-2021 nhà trường đã mở được 11 lớp và huy động được 355 học sinh. Chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. Năm học 2019-2020 nhà trường liên tiếp đạt trường xuất sắc cấp tỉnh được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Năm học 2020-2021 trường PTDTBT THCS Hừa Ngài xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2026 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình hoạt động và phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội ở địa phương và yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Nhằm tạo ra lớp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu đổi mới về giáo dục.
PHẦN I:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
I. Đặc điểm tình hình:
1. Điểm mạnh:
* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
Tổng số CBGVCNV: 31 đ/c. Trong đó: CBQL: 03 đ/c, GV: 22 đ/c. TPT Đội: 01 đ/c. Nhân viên: 05 đ/c. Trình độ chuyên môn: 29.6% đạt chuẩn, có 71.4% trên chuẩn.
Công tác tổ chức quản lý của BGH chặt chẽ, sâu sát theo đúng kế hoạch đề ra. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: Trường có đội ngũ cán bộ GV đoàn kết, có chi bộ vững mạnh, Chi đoàn có nhiều giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, giỏi về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, có giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Vì vậy, Trường PTDTBT THCS Hừa Ngài rất thuận lợi trong việc tổ chức các chương trình HĐNGLL để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, thuận lợi trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Đây là thế mạnh riêng của nhà trường.
* Về học sinh:
Đa số học sinh trong nhà trường chăm ngoan, có ý thức vượt mọi khó khăn để vươn lên trong học tập. Trong 6 năm học vừa qua nhà trường có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THCS cao và có nhiều học sinh thi đỗ vào trường PTDT nội trú Tỉnh và huyện. Đây chính là nền tảng để Trường PTDTBT THCS Hừa Ngài tiếp tục bồi dưỡng HS có kỹ năng sống, và nâng cao chất lượng giáo dục THCS.
* Chất lượng học sinh:
Năm học |
Số
lớp |
Số
HS |
Học lực |
Hạnh kiểm |
Số HS Giỏi các cấp
|
Giỏi |
Khá |
TB |
Yếu |
Tốt |
Khá |
TB |
Yếu |
2017-2018 |
12 |
334 |
16 |
122 |
181 |
15 |
224 |
77 |
33 |
0 |
|
2018-2019 |
11 |
330 |
17 |
122 |
169 |
22 |
235 |
73 |
22 |
0 |
|
2019-2020 |
11 |
346 |
18 |
127 |
179 |
22 |
252 |
66 |
28 |
0 |
|
* Về cơ sở vật chất
Nhà trường hiện tại có 8 phòng học kiên cố, 3 phòng học tạm. Hệ thống phòng học bộ môn, phòng chức năng đầy đủ, bàn ghế đủ, đúng tiêu chuẩn, trang thiết bị phục vụ cho dạy học tương đối đảm bảo. Nhà trường đã có máy vi tính phục vụ cho quản lý, phục vụ cho dạy học, đã nối mạng internet đảm bảo cho việc khai thác thông tin và ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.
2. Điểm hạn chế:
- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:
+ Do giáo viên chưa đủ về cơ cấu theo môn học nên việc phân công công tác còn chưa đúng với môn được đào tạo, vẫn còn tình trạng dạy chéo môn đối với một số môn chưa có giáo viên chuyên ngành.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên:
+ Một bộ phận giáo viên còn trẻ kinh nghiệm công tác còn hạn chế.
+ Số lượng giáo viên giỏi các cấp chưa nhiều, giáo viên thực sự giỏi về chuyên môn để làm nòng cốt còn ít.
+ Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ.
- Chất lượng học sinh:
+ Chất lượng chung chưa cao, nhiều em học sinh chưa xác định được mục đích, định hướng học tập cho tương lai của mình.
+ Phong trào học tập ở các thôn bản chưa cao, một bộ phận nhân dân còn chưa quan tâm đến việc học của con em mình do đó trong năm học 2020-2021 vẫn còn hiện tượng học sinh bỏ học.
- Cơ sở vật chất:
+ Một số phòng học của nhà trường còn tạm, chưa đồng bộ, thiếu hiện đại. khu hành chính chưa đầy đủ, còn là nhà tạm, còn thiếu nhiều trang thiết bị dạy học, chưa xây dựng được phòng đa chức năng, phòng hiệu bộ.
+ Đường nước dẫn về trường đã xuống cấp, học sinh nội trú không đủ nước sinh hoạt đặc biệt là vào mùa khô nên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt và học tập của các em.
3. Thời cơ:
Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể trong địa bàn xã. Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, nhu cầu và nhận thức của phụ huynh HS có nhiều chuyển biến, phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học hành của con em, phụ huynh học sinh đã phần nào hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục học sinh.
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, đổi mới công tác quản lý, định hướng nghề nghiệp sẽ là hướng phát triển trọng tâm của trường PTDTBT THCS Hừa Ngài. Đây là cơ hội rất lớn để nhà trường nhanh chóng thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và sớm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Nhà trường luôn quan tâm việc nâng cao trình độ cho CBGV, những năm qua nhà trường đã tạo điều kiện cho 16 lượt CBGV tham gia học tập, nâng cao trình độ, đến năm học 2020-2021 đã có 19 đ/c được cấp bằng hiện tại còn 4 GV đang tham gia học và đến cuối năm 2021 sẽ hoàn thành. Đây là nguồn nhân lực khá dồi dào để tham gia vào các hoạt động nâng cao chất lượng của nhà trường.
4. Thách thức:
Cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy học, các phòng học bộ môn đã xuống cấp, đồ dùng, thiết bị dạy học thiếu đồng bộ, chưa có đủ máy vi tính phục vụ cho dạy học... Chất lượng của một số giáo viên, công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhân dân trong xã đa số là người dân tộc nên vẫn còn một số phong tục tập quán lạc hậu còn tiềm ẩn trong một bộ phận nhỏ nhân dân như trọng nam khinh nữ, tập tục tảo hôn do đó việc huy động học sinh nữ ra lớp gặp rất nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục đòi hỏi ngày càng phải được nâng lên do hội nhập.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên:
Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục; trước mắt chống học sinh bỏ học, tập trung phụ đạo học sinh yếu kém. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Dạy học, kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng. Xây dựng văn hoá Nhà trường, tạo dựng môi trường thân thiện.
II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ
1. Tầm nhìn
Là nơi mà giáo viên và học sinh các dân tộc được giảng dạy, học tập, chất lượng và có cơ hội phát triển tài năng và khẳng định được trình độ năng lực của chính mình.
2. Sứ mệnh
Xây dựng được môi trường học tập nề nếp, kỷ cương, có định hướng giáo dục, kỹ năng sống toàn diện, có chất lượng giáo dục tốt, trường đạt chuẩn quốc gia và đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
* Tính tư duy và sáng tạo
* Tính trung thực, chủ động
* Tính tự tin và năng động
* Tinh thần đoàn kết
* Tinh thần trách nhiệm
* Lòng tự trọng
* Sự hợp tác.
* Kỷ cương, nề nếp.
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu.
Chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên, duy trì chuẩn PCGD THCS.
Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2025. Tiến tới chất lượng giáo dục của nhà trường được khẳng định là một trong những trường có tiêu biểu về chất lượng giáo dục của huyện.
2. Chỉ tiêu.
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Kết quả chuyên môn của cán bộ quản lý, GV được xếp loại hàng năm 90% trở lên là khá, giỏi. Đến năm 2025 số GV xếp loại khá, giỏi là 100%. Trong đó GV giỏi các cấp là 80% trở lên.
Chỉ tiêu cụ thể:
STT
|
Năm học |
Xếp loại về chuyên môn |
Đạt giáo viên dạy giỏi các cấp |
Giỏi |
Khá |
TB |
Trường |
Huyện |
Tỉnh |
1 |
2020-2021 |
10 |
3 |
11 |
3 |
7 |
0 |
2 |
2021-2022 |
10 |
5 |
9 |
3 |
7 |
0 |
3 |
2022-2023 |
10 |
6 |
8 |
4 |
10 |
1 |
4 |
2023-2024 |
10 |
7 |
7 |
4 |
10 |
1 |
5 |
2024-2025 |
10 |
8 |
6 |
4 |
10 |
1 |
100% CBGV tham gia tích cực, có hiệu quả hội thảo chuyên đề đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học đảm bảo tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, ƯDCNTT trong DH các bộ môn do Phòng Giáo dục và Đào tạo quy định, đặc biệt là chuyên đề ƯDCNTT.
Sinh hoạt chuyên môn: 2 lần/tháng với nội dung thiết thực.
Mỗi năm kết nạp 1 hoặc 2 Đảng viên mới, phấn đấu đến năm 2025 chi bộ có trên 20 đ/c trong đó có 5 đ/c có bằng trung cấp lý luận chính trị. 100% CBGVCNV có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, không vi phạm đạo đức nhà giáo. 100% CBGV sử dụng thành thạo máy vi tính trong quản lý và giảng dạy, sử dụng tốt các phần mềm trong quản lý và giảng dạy.
2.2 Học sinh.
* Quy mô về số lượng: Từ 12 - 15 lớp với số học sinh: Từ 380 – 439 HS.
Khối lớp |
Năm học |
2021-2022 |
2022 - 2023 |
2023 - 2024 |
2024 - 2025 |
2025 - 2026 |
SL |
HS |
SL |
HS |
SL |
HS |
SL |
HS |
SL |
HS |
6 |
3 |
108 |
3 |
112 |
3 |
103 |
3 |
99 |
4 |
125 |
7 |
3 |
105 |
3 |
108 |
3 |
112 |
3 |
103 |
3 |
99 |
8 |
3 |
90 |
3 |
105 |
3 |
108 |
3 |
112 |
3 |
103 |
9 |
3 |
83 |
3 |
90 |
3 |
105 |
3 |
108 |
3 |
112 |
Cộng: |
12 |
386 |
12 |
415 |
12 |
428 |
12 |
422 |
13 |
439 |
* Quy mô về chất lượng giáo dục:Học lực từ trung bình trở lên đạt ít nhất 95%, trong đó xếp loại khá giỏi đạt từ 35% trở lên, loại yếu kém không quá 5%, học sinh ở lại lớp sau thi lại không quá 3%; học sinh lớp 9 có ít nhất 99% đủ điều kiện tốt nghiệp. Học sinh giỏi cấp huyện mỗi năm 8 hoặc 10 em, học sinh giỏi cấp tỉnh mỗi năm có 1 em trở lên. Mỗi năm có 70% trở lên học sinh lớp 9 thi đỗ vào các trường THPTDT Nội trú tỉnh, huyện. - Học lực: Chỉ tiêu cụ thể
STT |
Năm học |
Tổng số học sinh |
Xếp loại học lực |
Học sinh giỏi các cấp |
Giỏi |
Khá |
Tb |
Yếu |
Trường |
Huyện |
Tỉnh |
1 |
2020-2021 |
355 |
19 |
112 |
187 |
32 |
19 |
4 |
0 |
2 |
2021-2022 |
386 |
21 |
116 |
219 |
30 |
21 |
6 |
1 |
3 |
2022-2023 |
415 |
24 |
121 |
239 |
31 |
24 |
9 |
2 |
4 |
2023-2024 |
428 |
26 |
123 |
249 |
30 |
26 |
11 |
2 |
5 |
2024-2025 |
422 |
26 |
124 |
242 |
30 |
26 |
11 |
|
- Đạo đức, kỹ năng sống:
Stt |
Năm học |
Xếp loại hạnh kiểm |
Ghi chú |
Tốt |
Khá |
TB |
1 |
2020-2021 |
247 |
81 |
27 |
|
2 |
2021-2022 |
270 |
85 |
31 |
|
3 |
2022-2023 |
290 |
91 |
34 |
|
4 |
2023-2024 |
300 |
94 |
34 |
|
5 |
2024-2025 |
295 |
93 |
34 |
|
Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tham gia các hoạt động NGLL và các hoạt động xã hội. Biết tự bảo vệ bản thân tránh bị nạn bạo hành hoặc phòng chống ngộ độc thức ăn, đuối nước, côn trùng cắn…
2.3. Cơ sở vật chất.
Tham mưu với các cấp đầu tư xây dựng phòng học chức năng, phòng hiệu bộ, phòng công vụ, trang bị bổ sung trang thiết bị thí nghiệm phục vụ dạy học theo hướng chuẩn hiện đại đến năm 2025 đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
Xây dựng môi trường trường học “Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn-Thân thiện-Tích cực-Trách nhiệm”.
3. Phương châm hành động.
Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường.
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản. Biết tự bảo vệ bản thân tránh bị nạn bạo hành hoặc phòng chống ngộ độc thức ăn, đuối nước, côn trùng cắn, kỹ năng phòng chống hỏa hoạn...
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Đội ngũ CBGVCNV có phẩm chất chính trị tốt, lập trường tư tưởng vững vàng kiên định, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu phân bố đầy đủ cho các môn học.
Đội ngũ CBGVCNV có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó, trách nhiệm với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Xây dựng đội ngũ CBGVCNV đạt chuẩn nghề nghiệp theo đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo đúng tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2025.
Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học bộ môn, khu hiệu bộ, phòng công vụ, khu vui chơi thể dục thể thao của học sinh nội trú.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo nâng cấp đường dẫn nước về nhà trường.
Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác có hiệu quả mạng internet, website của nhà trường và hộp thư điện tử ngành giáo dục Điện Biên.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, tự mua sắm máy tính cá nhân để soạn bài, nối mạng để khai thác thông tin trên mạng để phục vụ dạy học.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
Nhà trường thực hiện tốt và có hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục, tham mưu tốt với chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Huy động tốt các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Phối hợp tốt việc giáo dục Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
Tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hoá giáo dục đối với CBGVCNV và phụ huynh học sinh trong nhà trường. Tích cực làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức ban ngành, đoàn thể, có các hình thức huy động, tiếp nhận các nguồn nhân lực, sự hỗ trợ xây dựng cảnh quan nhà trường. Đến năm 2025 về cơ sở vật chất và các điều kiện giáo dục nhà trường đạt tiêu chuẩn: Trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
6. Xây dựng thương hiệu:
Xây dựng thương hiệu về chất lượng giáo dục của nhà trường, thu hút toàn bộ số học sinh trong địa bàn quản lý học tại trường. Không còn học sinh đi học trái tuyến.
Tạo dựng được uy tín của nhà trường đối với CBGV trong huyện, học sinh, phụ huynh, chính quyền địa phương và với Phòng GD&ĐT huyện Mường Chà.
Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
V. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:
Kế hoạch chiến lược của nhà trường phải được sự đóng góp ý kiến của chính quyền địa phương, cán bộ giáo viên và được Phòng GD&ĐT huyện Mường Chà phê duyệt, sau khi phê duyệt kế hoạch chiến lược được gửi tới cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể địa phương để có sự hỗ trợ trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược đảm bảo khả thi.
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, PHHS, học sinh.
2. Tổ chức thực hiện:
BGH nhà trường có trách nhiệm triển khai phổ biến kế hoạch chiến lược tới toàn thể CBGVCNV và học sinh trong nhà trường.
Tổ chức cho CBGVCNV và học sinh thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Sau mỗi năm học đánh giá việc thực hiện kế hoạch, bổ sung điều chỉnh kế hoạch kịp thời sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực trạng hiện tại của nhà trường mỗi thời điểm.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược.
Giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2023: Phấn đấu nâng chuẩn về tổ chức quản lý nhà trường và cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên.
Giai đoạn 2: Từ năm 2024 đến năm 2026: Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao các tiêu chuẩn còn lại chất lượng giáo dục, quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Giai đoạn 3: Từ năm 2026 đến năm 2030: Nâng cao chất lượng giáo dục, đạt tiêu chuẩn về tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Những năm tiếp theo tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục, giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia.
4. Phân công nhiệm vụ
a. Đối với Hiệu trưởng:
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Chỉ đạo trưởng các bộ phận đôn đốc kiểm tra CBGV-CNV và học sinh thực hiện kế hoạch.
Hiệu trưởng có trách nhiệm tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý cấp trên, phối kết hợp các lực lượng khác trong việc thực hiện kế hoạch.
b. Đối với Phó Hiệu trưởng:
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
c. Đối với tổ trưởng chuyên môn:
Căn cứ vào kế hoạch chiến lược xây dựng kế hoạch tổ, đôn đốc, kiểm tra các thành viên trong tổ thực hiện kế hoạch tổ. Có biện pháp để thực hiện kế hoạch, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
d. Đối với cá nhân cán bộ giáo viên, nhân viên:
Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch dạy học theo từng năm học.
Mỗi cá nhân phải nêu cao tinh thần tích cực, tự giác học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học nhằm đạt chuẩn nghề nghiệp và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.
Cuối mỗi học kỳ tự kiểm điểm bản thân thực hiện kế hoạch như thế nào, có hướng phấn đấu cho các học kỳ tiếp theo.
VI. KIẾN NGHỊ
1. Đối với UBND huyện:
Đầu tư xây dựng phòng học bộ môn, nhà hiệu bộ, phòng công vụ, các công trình phụ trợ hỗ trợ kinh phí làm đường nước để nhà trường thực hiện được kế hoạch chiến lược đã đề ra.
2. Đối với phòng giáo dục:
Phê duyệt kế hoạch chiến lược của nhà trường để nhà trường có cơ sở pháp lý để thực hiện kế hoạch.
Bổ sung CBGV theo hướng đồng bộ, đủ cơ cấu cho các môn học.
Bổ sung về cơ sở vật chất các phòng học, chức năng v.v..
Đầu tư trang thiết bị thí nghiệm phục vụ dạy học theo hướng chuẩn, hiện đại.
3. Đối với nhà trường:
Tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch chiến lược. Tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo từng năm học, điều chỉnh bổ sung kế hoạch kịp thời phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- UBND xã;
- Các PHT;
- Các Tổ chuyên môn, đoàn thể
- Website nhà trường;
- Lưu VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Lê Hữu Dũng |
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO